Cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh là một nội dung mới trong dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Đối tượng nào được cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh và làm thế nào để xin cấp sẽ là nội dung được MISA meInvoice đề cập trong bài viết dưới đây:
>> 5 Thay đổi về quy định hóa đơn điện tử sẽ có hiệu lực từ 1/11/2020
>> 4 Lưu ý kế toán cần biết trước thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
1. Những đối tượng nào được cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh?
Các tổ chức, cá nhân không đáp ứng điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hoặc hoặc được cơ quan thuế chấp nhận thì được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh. Khoản 6 Điều 10 dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 119/2018/NĐ-CP có quy định về 2 trường hợp mà các đối tượng sau được cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh:
Trường hợp 1: Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn bán hàng với các đối tượng sau:
– Tổ chức không kinh doanh nhưng có phát sinh giao dịch bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Doanh nghiệp sau khi đã giải thể, phá sản, đã quyết toán thuế, đã chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp và thuộc 1 trong 3 trường hợp sau:
- Ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
- Tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
- Có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
– Tổ chức, cơ quan nhà nước không thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có bán đấu giá tài sản, trường hợp giá trúng đấu giá là giá bán đã có thuế giá trị gia tăng được công bố rõ trong hồ sơ bán đấu giá do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì được cấp hóa đơn giá trị gia tăng để giao cho người mua.
Trường hợp 2: Cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn giá trị gia tăng trong các trường hợp:
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ ngừng hoạt động kinh doanh nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế có phát sinh thanh lý tài sản cần có hoá đơn để giao cho người mua;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ tạm ngừng hoạt động kinh doanh cần có hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày cơ quan thuế thông báo tạm ngừng kinh doanh;
– Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác thuộc diện nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử và có ưu đãi đặc biệt về giá khi khách hàng ĐĂNG KÝ tại:
2. Xin cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh như thế nào?
Sau khi đã nhận định được doanh nghiệp mình thuộc đối tượng được cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh, doanh nghiệp cần làm thủ tục xin cấp hóa đơn điện tử:
- Gửi đơn đề nghị cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018.
- Chuẩn bị một số tài liệu cần thiết như: bản chụp hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bản chụp biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng; và các chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa kèm theo
- Nộp thuế đầy đủ theo quy định pháp luật
Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh , cơ quan thuế sẽ hướng dẫn và cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và chuyển cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh.
Lưu ý:
- Đối với tổ chức, doanh nghiệp: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đăng ký mã số thuế hoặc nơi tổ chức đóng trụ sở hoặc nơi được ghi trong quyết định thành lập hoặc nơi phát sinh việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Đối với hộ, cá nhân kinh doanh: Cơ quan thuế quản lý địa bàn nơi cấp mã số thuế hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trên sổ hộ khẩu hoặc căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực hoặc nơi cư trú do hộ, cá nhân tự kê khai (không cần có xác nhận của chính quyền nơi cư trú).
- Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hoá đơn.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA cung cấp thêm nhiều tài liệu giúp khách hàng am hiểu về hóa đơn điện tử tại:
Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng