Home Kiến thức 12 Nội dung kế toán cần biết về hóa đơn điện tử...

12 Nội dung kế toán cần biết về hóa đơn điện tử kể từ ngày 14/11/2019

7149
Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử

Kể từ ngày 14/11/2019, Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực. Sau thời điểm trên, nhiều nội dung quan trọng về hóa đơn điện tử sẽ được quy định chi tiết để thống nhất với các văn bản pháp luật hiện hành và phù hợp với bối cảnh của thị trường kinh doanh.

meInvoice.vn sẽ cập nhật 12 nội dung quan trọng về hóa đơn điện tử tại Thông tư 68/2019/TT-BTC được Tổng cục thuế giới thiệu tại Công văn 4178/TCT-CS để kế toán và doanh nghiệp kịp thời nắm bắt.

1. Thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử

Trước nhiều thông tin hiểu nhầm về thời hạn bắt buộc sử dụng , Thông tư 68/2019/TT-CP đã khẳng định:

“Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng theo hướng dẫn tại Thông tư này

Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành” ( Theo Khoản 3 và 4 Điều 26, Thông tư 68/2019/TT-BTC của Bộ Tài Chính)

Như vậy, 100% doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ, cá nhân kinh doanh vẫn bắt buộc triển khai  theo lộ trình đã được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và hạn cuối là 01/11/2020.

2. Nội dung

Về cơ bản, các nội dung trên giống với nội dung trên hóa đơn giấy được quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC và có bổ sung thêm chỉ tiêu:

  • Mã của cơ quan thuế đối với có mã của cơ quan thuế;
  • Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước và nội dung khác liên quan (nếu có).

Riêng ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn có một số thay đổi theo hướng dẫn khoản 1 Điều 3 Thông tư số 68/2019/TT-BTC.

MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai và có ưu đãi đặc biệt về giá khi khách hàng ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử

3. 07 trường hợp hóa đơn điện tử không cần có đầy đủ các nội dung

Tại Thông tư số 68/2019/TT-BTC có hướng dẫn hóa đơn không nhất thiết có đầy đủ các nội dung trong 7 trường hợp cụ thể:

– Bán hàng tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không kinh doanh;

– Bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh;

– Là tem, vé, thẻ;

– Chứng từ điện tử dịch vụ vận tải hàng không xuất qua website và hệ thống thương mại điện tử được lập theo thông lệ quốc tế cho người mua là cá nhân không kinh doanh được xác định là HĐĐT;

– Hóa đơn của hoạt động xây dựng, lắp đặt; hoạt động xây nhà để bán có thu tiền theo tiến độ theo hợp đồng;

– Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử;

– Hóa đơn sử dụng cho thanh toán Interline giữa các hãng hàng không được lập theo quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.

4. Định dạng hóa đơn điện tử

Định dạng HĐĐT sử dụng ngôn ngữ định dạng văn bản XML

Đồng thời Thông tư 68 cũng quy định 3 điều kiện cụ thể về kỹ thuật khi chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp.

5. Về việc áp dụng hóa đơn điện tử

Thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP.

Đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế thì các lĩnh vực được xác định theo ngành kinh tế cấp 4 theo Danh mục hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 7/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

6. Các trường hợp rủi ro cao về thuế sử dụng HĐĐT có mã của CQT

Các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng và có một trong tám (08) dấu hiệu nêu tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 68/2019/TT-BTC được coi là doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế và phải sử dụng HĐĐT có mã của Cơ quan thuế trong 12 tháng hoạt động liên tục.

Dùng thử hóa đơn điện tử

7. Sử dụng hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh

Tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân thuộc diện được cấp HĐĐT có mã của CQT theo từng lần phát sinh tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 68 thực hiện gửi đơn đề nghị cấp HĐĐT cho CQT và khai, nộp thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và các loại thuế, phí khác (nếu có) trước khi được cấp.

8. Các trường hợp ngừng sử dụng HĐĐT có mã và không có mã của CQT

Ngoài 4 trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 15 của Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì có 3 trường hợp khác nêu tại Điều 9 và Điều 15 Thông tư 68 phải ngừng sử dụng HĐĐT có mã và không có mã của CQT:

+ Trường hợp có hành vi sử dụngHĐĐT để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

+ Trường hợp có hành vi lập HĐĐT phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;

+ Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Đơn vị thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn được tiếp tục sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.

9. Xử lý sai sót với HĐĐT có mã/HĐĐT không mã

Tại Điều 11 và Điều 17 Thông tư số 68/2019/TT-BTC quy định:

– Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy HĐĐT có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới, ký số, ký điện tử gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế.

– Trường hợp HĐĐT có mã của cơ quan thuế hoặc chưa có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót:

+ Trường hợp HĐĐT đã gửi cho người mua phát hiện có sai sót về tên, địa chỉ nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì không phải lập hóa đơn thay thế;

+ Trường hợp HĐĐT đã gửi có sai về mã số thuế, về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế, hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì các bên lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót và người bán lập hóa đơn HĐĐT mới thay thế cho HĐĐT đã lập.

– Trường hợp cơ quan thuế phát hiện HĐĐT đã được cấp mã có sai sót hoặc phát hiện hóa đơn điện tử không mã đã lập có sai sót sau khi gửi cơ quan thuế thì cơ quan thuế thông báo cho người bán để người bán kiểm tra sai sót và để lập lại hóa đơn điện tử mới thay thế HĐĐT đã lập có sai sót (nếu cần thay thế).

10. Xử lý sự cố khi sử dụng HĐĐT có mã

Tại Điều 12 Thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn xử lý sự cố trong 3 trường hợp:

– Trường hợp hệ thống cấp mã của cơ quan thuế gặp sự cố

– Trường hợp do lỗi hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử

– Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng gặp sự cố dẫn đến không sử dụng được HĐĐT có mã của cơ quan thuế

11. Hiệu lực thi hành các văn bản về hóa đơn điện tử đến 01/11/2020

– Từ 14/11/2019 đến 31/10/2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành như Thông tư hướng dẫn về hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế, HĐĐT và Quyết định về việc thí điểm sử dụng HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế vẫn có hiệu lực thi hành.

– Từ ngày 01/11/2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu trên hết hiệu lực thi hành.

– Từ ngày 01/11/2020, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký áp dụng HĐĐT theo hướng dẫn tại Thông tư 68/2019/TT-BTC.

12. Áp dụng hóa đơn điện tử với cơ sở giáo dục, y tế công lập

– Đã sử dụng Phiếu thu tiền thì tiếp tục sử dụng Phiếu thu tiền đã sử dụng.

– Nếu nhận được thông báo áp dụng HĐĐT của CQT thì cơ sở giáo dục, cơ sở y tế công lập thực hiện:

+ Gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo Mẫu số 03 (Phụ lục Nghị định 119) cùng với việc nộp tờ khai thuế GTGT nếu chưa có đủ cơ sở hạ tầng thực hiện.

+ Thực hiện đăng ký sử dụng HĐĐT nếu đã đủ điều kiện và cơ sở hạ tầng thông tin.

Trên đây là 12 nội dung quan trọng được quy định tại Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn đơn điện tử. Tuy nhiên, trước ngày 1/11/2020 thì các văn bản của Bộ Tài chính ban hành về hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn mua của cơ quan thuế, HĐĐT vẫn có hiệu lực thi hành do đó nhiều quy định tại Thông tư 68 sẽ chính thức được áp dụng từ 1/11/2020.

Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc đăng ký:

ưu đãi hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp đăng ký nhận mail tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

>> So sánh điểm khác nhau giữa Thông tư 68/2019/NĐ-CP với các văn bản cũ về quy định hóa đơn điện tử
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn