Home Kiến thức 07 Văn bản quy định về hóa đơn sẽ hết hiệu lực...

07 Văn bản quy định về hóa đơn sẽ hết hiệu lực trong năm 2020

4269
quy định về hóa đơn điện tử

Năm 2020 là năm chuyển tiếp quan trọng khi mà một số quy định về hóa đơn điện tử sẽ chính thức hết hiệu lực vào 31/10/2020. Kế toán và doanh nghiệp cần nắm bắt được thông tin quan trọng này để tránh những sai sót không đáng có trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử.

>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> 4 Lưu ý kế toán cần biết trước thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng

07 Văn bản quy định về hóa đơn sẽ hết hiệu lực vào 31/10/2020

Theo Thông tư 68/2019/TT-BTC thì trong giai đoạn chuyển tiếp hóa đơn điện tử (đến 31/10/2020) thì việc áp dụng hóa đơn điện tử vẫn theo quy định tại các văn bản sau:

1. Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

2. Thông tư số 191/2010/TT-BTC ngày 01 tháng 12 năm 2010 hướng dẫn việc quản lý, sử dụng hóa đơn vận tải;

3. Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25 tháng 8 năm 2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27 tháng 02 năm 2015 của Bộ Tài chính);

4. Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế

5. Quyết định số 526/QĐ-BTC ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc mở rộng phạm vi thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế.

6.  Quyết định số 2660/QĐ-BTC ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc gia hạn thực hiện Quyết định số 1209/QĐ-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2015;

7.  Thông tư số 37/2017/TT-BTC ngày 27 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính)

Như vậy, kể từ ngày 1/11/2020, các văn bản trên sẽ chính thức hết hiệu lực và việc áp dụng hóa đơn điện tử sẽ dựa trên các văn bản pháp luật thay thế.

quy định hóa đơn điện tử mới nhất

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

Văn bản quy định nào về hóa đơn từ được áp dụng kể ngày 01/11/2020 ?

Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

Nghị định 119/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 12/09/2018 và có hiệu lực từ 1/11/2018 là căn cứ pháp luật quan trọng cho việc áp dụng hóa đơn điện tử. Theo Nghị định này thì 100% doanh nghiệp, tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh đủ điều kiện phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử kể từ ngày 1/11/2020. Một số nội dung nổi bật khác tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP:

  • Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử
  • Các loại hóa đơn điện tử
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và không có mã của cơ quan thuế
  • Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy
  • Xử lý chuyển tiếp hóa đơn
  • Xử lý Hóa đơn điện tử đã lập nhưng bị sai sót

Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 119/2018/NĐ-CP

Thông tư 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 30/9/2020 và có hiệu lực từ 14/11/2019 hướng dẫn chi tiết Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử

Bên cạnh việc kế thừa những quy định hợp lý từ Nghị định 119/2018/NĐ-CP, thông tư 68/2019/TT-BTC đã đưa ra một số quy định và hướng dẫn nhằm làm rõ một số khái niệm tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan và thực tế triển khai áp dụng hóa đơn điện tử. Một số điểm đáng chú ý tại Thông tư 68/2019/TT-BTC:

  • Thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử
  • Nội dung hóa đơn điện tử
  • Định dạng hóa đơn điện tử
  • Điều kiện của tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử
  • Xử lý chuyển tiếp hóa đơn điện tử

Như vậy, kể từ ngày 1/11/2020 thì Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC sẽ là 2 văn bản quy định chính về việc áp dụng hóa đơn điện tử. Khi lựa chọn phần mềm hóa đơn điện tử, doanh nghiệp và kế toán cũng cần kiểm tra sự đáp ứng của phần mềm đối với 2 văn bản pháp luật này để việc áp dụng hóa đơn điện tử đạt được hiệu quả cao nhất.

Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA đã được cơ quan thuế chứng thực, đáp ứng đầy đủ quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử. MISA cũng nằm trong TOP đầu đơn đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử được cục thuế Hà Nội lựa chọn phối hợp và khuyến khích doanh nghiệp sử dụng.

hóa đơn điện tử MISA

Nằm trong chương trình đồng hành cùng cơ quan thuế hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hóa đơn điện tử, MISA có chương trình ưu đãi lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho khách hàng đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử:

  • Tặng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp còn hóa đơn giấy
  • Miễn 5 loại phí khởi tạo hóa đơn điện tử lên tới 5 TRIỆU ĐỒNG:

– MIỄN 100% phí tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau

– MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng HĐĐT với Cơ quan Thuế

– MIỄN 100% phí thiết kế mẫu hóa đơn cơ bản

– MIỄN 100% phí lưu trữ, tra cứu hóa đơn 10 năm. Không thu phí duy trì hàng năm

– MIỄN 100% phí dùng thử phần mềm

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử

>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> 4 Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC
>> Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử sớm: Việc hôm nay chớ để ngày mai

meInvoice.vn - Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất