Cùng với sự phát triển chung của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, hóa đơn điện tử đang dần được sử dụng để thay thế hóa đơn giấy thông thường, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được các chi phí in ấn, gửi hóa đơn và quản lý hóa đơn tiện lợi hơn.
Mới đây, ngày 12/09/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Theo đó, đối với doanh nghiệp mới thành lập yêu cầu bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2018.
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> 10 Điểm lưu ý về hóa đơn điện tử theo Nghị Định 119/2018/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/11/2018
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
1. Lợi ích của việc sử dụng hóa đơn điện tử
- Tiết kiệm chi phí in ấn hóa đơn, gửi, bảo quản, lưu trữ, khai thác hóa đơn
- Nhanh chóng lập, gửi hóa đơn cho KH qua email
- Tăng tính an toàn cho hóa đơn, tránh được rủi ro thất lạc, hư hỏng, cháy, mất hóa đơn.
Với hóa đơn điện tử, Doanh nghiệp dễ dàng đăng ký và khởi tạo hóa đơn, rút ngắn các thủ tục hành chính rườm rà và thời gian chờ đợi như trước đây. Sử dụng hóa đơn điện tử chính là giải pháp giúp doanh nghiệp bảo vệ mình một cách tốt nhất đồng thời giúp người tiêu dùng, khách hàng yên tâm, tin tưởng vào các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
2. Thời điểm áp dụng hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp theo nghị định 119/2018/NĐ-CP
Thời điểm bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 – Hiệu lực thi hành 01/11/2018 về hóa đơn điện tử:
- Trước ngày 01/11/2018: Doanh nghiệp vẫn được đặt in và sử dụng hóa đơn giấy và sử dụng hết hóa đơn giấy nếu đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in
- Sau ngày 01/11/2018:
+ Doanh nghiệp nào còn hóa đơn giấy sử dụng chưa hết thì dùng tiếp cho đến khi hết nếu đến ngày 01/11/2020 không dùng hết bắt buộc phải hủy hóa đơn giấy để sử dụng hóa đơn điện tử
+ Nếu dùng hết hóa đơn giấy trước ngày 01/11/2020 thì sẽ chuyển sang hóa đơn điện tử mà không được in hóa đơn giấy
- Những doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/11/2018 buộc dùng hóa đơn điện tử
Công thức mặc định:
- Hóa đơn giấy (đã phát hành) < 01/11/2018 < = 01/11/2020: Hóa đơn điện tử (hóa đơn giấy còn lại phải hủy)
- Thành lập Doanh nghiệp mới (Hóa đơn giấy hoặc hóa đơn điện tử + hóa đơn giấy mua của cơ quan thuế bán = rủi ro cao về thuế) < 01/11/2018 < = Hóa đơn điện tử
3. MISA hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo nghị định 119/2018/NĐ-CP
MISA – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ thông tin Việt Nam với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm, mang lại giá trị sử dụng cao cho khách hàng đã triển khai thành công việc tích hợp phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice tích hợp ngay trên phần mềm kế toán.
Điểm vượt trội của hóa đơn điện tử MISA meInvoice so với những phần mềm hóa đơn điện tử khác là sản phẩm có áp dụng công nghệ BlockChain, đảm bảo tính an toàn, minh bạch và tin cậy của hóa đơn điện tử. Công nghệ Blockchain trên MISA meInvoice được hiểu như một cuốn sổ cái, ghi nhận toàn bộ trạng thái và cập nhật đầy đủ thông tin về hóa đơn cho các bên tham gia đều có thể kiểm tra và xác thực thông tin.
Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice được tích hợp sẵn trên phần mềm kế toán MISA SME.NET mang lại thuận lợi cho người dùng, tất cả dữ liệu từ phần mềm kế toán MISA SME.NET sẽ được chuyển sang phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức, chỉ cần thực hiện quá trình lập, xuất hóa đơn và gửi hóa đơn ngay trên phần mềm.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!