Bước đầu sử dụng hóa đơn điện tử chắc hằn nhiều kế toán băn khoăn liệu hóa đơn điện tử có được để cách ngày và lùi ngày được không. Hãy cùng MISA tìm hiểu quy định pháp luật về vấn đề này để có câu trả lời.
>> Kê khai và hạch toán hóa đơn điện tử không khó như bạn nghĩ!
>> Kê khai thuế GTGT theo ngày lập hoá đơn điện tử hay ngày ký hoá đơn điện tử?
1. Quy định pháp luật về thời điểm lập hóa đơn điện tử
- Theo Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ, thời điểm lập hóa đơn điện tử được chia thành các trường hợp như sau:
Đối với bán hàng hóa: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Đối với cung cấp dịch vụ: Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung cấp dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ: mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
- Khoản 1e Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn về thời điểm lập hóa đơn điện tử cụ thể:
“Thời điểm lập hóa đơn điện tử xác định theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm (ví dụ: ngày 30 tháng 4 năm 2019) và phù hợp với hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.”
Bên cạnh đó, Điều 4, Thông tư 68/2019/TT-BTC cũng quy định cụ thể cách xác định thời điểm lập hóa đơn điện tử trong từng trường hợp cụ thể đối với các loại hình kinh doanh đặc thù như: cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông, truyền hình, dịch vụ công nghệ thông tin được bán theo kỳ nhất định, hoạt động xây dựng, lắp đặt, kinh doanh bất động sản, xây dựng,chuyển nhượng…
MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử và có ưu đãi đặc biệt về giá khi khách hàng ĐĂNG KÝ tại:
2. Hóa đơn điện tử có cách số và lùi ngày được không?
Với những quy định rõ ràng trên về thời điểm lập hóa đơn điện tử có thể khẳng định rằng: hóa đơn điện tử xuất lùi ngày là không hợp pháp, hợp lệ.
Theo nguyên tắc, hóa đơn điện tử được cấp số liên tục và tự động nên doanh nghiệp cũng không thể cách số hoặc chừa số hóa đơn.
Hóa đơn điện tử có ngày lập và ngày ký khác nhau hoặc không có ngày ký sẽ không được công nhận tính hợp pháp.
Đối với hóa đơn xuất sai thời điểm, nếu việc mua hàng hóa, dịch vụ đúng thực tế, có đầy đủ hóa đơn, chứng từ và đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 8 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC nêu trên thì bên mua được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định còn bên bán sẽ bị xử phạt về hành vi sử dụng hóa đơn.
Đây cũng là một trong những điểm khác biệt lớn nhất của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy nhằm tăng tính minh bạch, chính xác cho cả bên bán, bên mua và cơ quan thuế.
Khách hàng có nhu cầu được hỗ trợ về quy định hóa đơn điện tử hoặc dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA cung cấp thêm nhiều tài liệu giúp khách hàng am hiểu về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY
>> 5 điều cần biết khi kê khai thuế bằng hóa đơn điện tử
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử