Home Kiến thức Đưa hóa đơn điện tử vào cuộc sống nhanh chóng

Đưa hóa đơn điện tử vào cuộc sống nhanh chóng

825
thời gian sử dụng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử là “cú hích” lớn trong cải cách hành chính Thuế, giúp Doanh nghiệp cải thiện môi trường kinh doanh và lành mạnh hóa nền tài chính. Nghị định 119/2018/ NĐ-CP quy định chậm nhất là ngày 1/11/2020 phải hoàn thành việc tổ chức thực hiện sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) có mã của cơ quan thuế.

Đây vừa là quy định bắt buộc, vừa là sự chủ động, linh hoạt tạo điều kiện để Doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị chuyển đổi sang sử dụng HĐĐT đồng bộ trên phạm vi toàn quốc. Để HĐĐT đi vào cuộc sống theo đúng lộ trình đưa ra tại Nghị định, Tổng cục Thuế đang nhanh chóng hoàn thiện dự thảo thông tư, trình Bộ Tài chính ban hành để hướng dẫn chi tiết việc áp dụng HĐĐT.

1. Lộ trình chuyển đổi hóa đơn giấy sang điện tử trong 2 năm

Nghị định số 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ về HĐĐT đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/11/2018. Để tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy truyền thống sang HĐĐT, NĐ 119 quy định thời hạn 24 tháng (từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020) để doanh nghiệp (DN) chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và con người. Trong thời gian từ 1/11/2018 đến ngày 31/10/2020, Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP của Chính phủ vẫn còn hiệu lực thi hành. Cụ thể là các tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc chuyển đổi sang HĐĐT chậm nhất là ngày 1/11/2020.
thời gian sử dụng hóa đơn điện tử
Việc chuyển đổi từ hóa đơn giấy truyền thống sang HĐĐT, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định thời hạn 24 tháng (Từ ngày 1/11/2018 đến ngày 1/11/2020).

Cũng theo lãnh đạo Tổng cục Thuế, hiện tại ngành Thuế đã triển khai kết nối thông tin giữa cơ quan thuế với các Doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Hiện có tới 99,9% Doanh nghiệp đã kê khai điện tử với cơ quan thuế; trên 95% Doanh nghiệp  đã nộp thuế điện tử. Điều này có nghĩa các Doanh nghiệp đã có sự tương tác qua môi trường điện tử với cơ quan thuế. “Chúng tôi cũng đang thực hiện kết nối thông tin giữa cơ quan thuế và Doanh nghiệp trên toàn quốc; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, giải pháp kỹ thuật, đảm bảo việc thực hiện HĐĐT trên diện rộng”.

Song song với đó, Tổng cục Thuế đang nhanh chóng hoàn thiện thông tư hướng dẫn chi tiết Nghị định 119/2018/NĐ-CP để đưa HĐĐT vào cuộc sống; đồng thời tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cho NNT đảm bảo áp dụng HĐĐT đúng thời gian quy định của nghị định.

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

2. Tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử qua mạng

Làm rõ thêm một số băn khoăn của người nộp Thuế khi sử dụng hóa đơn điện tử, ông Lưu Đức Huy – Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định khi sử dụng HĐĐT, cơ sở kinh doanh chỉ làm thủ tục đăng ký sử dụng tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Trong quá trình sử dụng HĐĐT, nếu hóa đơn đã gửi cơ quan thuế, người mua có sai sót, thì người bán thông báo với cơ quan thuế để hủy hóa đơn đã lập và lập hóa đơn mới thay thế. Trường hợp sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh, thì cơ sở kinh doanh gửi đề nghị cấp hóa đơn đến cơ quan thuế.

Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu HĐĐT (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra theo quy định. Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT, thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của Doanh Nghiệp.
Tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử qua mạng
Đối với hàng hóa đang lưu thông trên đường, ông Lưu Đức Huy cho biết, Nghị định 119 quy định, khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng HĐĐT, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về HĐĐT phục vụ yêu cầu quản lý; không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy.
Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập, tra cứu dữ liệu HĐĐT. Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy chuyển từ HĐĐT thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước đang thực hiện kiểm tra hàng hóa.
Dùng thử hóa đơn điện tử

3. Thực hiện tốt quy định về hóa đơn điện tử sẽ hạn chế thất thu thuế

Sáng 31/10, trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Bùi Thu Hằng (Hòa Bình) về việc quản lý hóa đơn còn chưa chặt chẽ, làm thất thu ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thẳng thắn thừa nhận từ trước đến nay, vẫn còn tình trạng những người bán hàng không xuất hóa đơn, không kê khai nộp thuế và gây thất thoát cho nguồn thu thuế quốc gia. Qua thanh tra, kiểm tra, có những Doanh nghiệp không chỉ không xuất hóa đơn, mà còn có những cá nhân lập nên Doanh nghiệp để lợi dụng buôn bán hóa đơn và rút tiền hoàn thuế của Nhà nước.
“Thời gian qua, chúng tôi đã phát hiện nhiều trường hợp và phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan công an để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”, Bộ trưởng cho hay.
Hóa đơn điện tử sẽ hạn chế thất thu thuế
Cho biết thêm về nội dung này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nêu rõ, hiện đã có hành lang pháp lý là Nghị định số 51/2010/NĐ-CP quy định về hóa đơn cung ứng hàng hóa và Nghị định 109/2013/NĐ-CP  về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Đặc biệt, vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.

Trên thực tế mấy năm vừa qua, Bộ Tài chính đã triển khai rất đồng bộ các giải pháp điện tử hóa các quy trình quản lý như: kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, HĐĐT. Tuy nhiên, “trên thực tế, chúng tôi cho rằng, các DN và nhà đầu tư đã có ý thức chấp hành pháp luật về thuế, bán hàng hóa có xuất hóa đơn và kê khai nộp thuế; tuy nhiên vẫn còn tình trạng bán hàng không xuất hóa đơn”, Bộ trưởng nêu.

Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, ngoài các giải pháp khác, thì cần phải thực hiện tốt Nghị định 119/2018/NĐ-CP về HĐĐT; đồng thời, sẽ có những bổ sung trong Luật Quản lý thuế sửa đổi sẽ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến trong kỳ họp này.

Song song với đó, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rằng, việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ.

Bộ trưởng cho rằng, trên thực tế, nền kinh tế Việt Nam đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Do vậy, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan khác để tăng cường các giải pháp đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt. Ngoài ra, cơ quan quản lý tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về thuế và hóa đơn.

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn Tổng Cục thuế đánh giá cao phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử

meInvoice.vn - Phần mềm hóa đơn điện tử tốt nhất