Chức năng phân quyền không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát được việc sử dụng hóa đơn điện tử trên phần mềm MISA meInvoice mà còn giúp các người dùng được ủy quyền khác có trách nhiệm hơn đối với các thao tác nghiệp vụ và giúp làm tăng tính minh bạch, chính xác của hóa đơn điện tử.
1. Phân quyền sử dụng hóa đơn điện tử giúp chủ doanh nghiệp quản lý từ xa
Khi sử dụng hóa đơn giấy, chủ doanh nghiệp thường kiểm soát việc phát hành hóa đơn thông qua việc trực tiếp ký tay trên các hóa đơn đó. Tuy nhiên, khi sử dụng hóa đơn điện tử cũng như chữ ký số, nhiều chủ doanh nghiệp tỏ ra hoài nghi về cách kiểm soát, quản lý hóa đơn điện tử. Nhất là khi sử dụng kế toán dịch vụ, doanh nghiệp phải bàn giao chữ ký số và thông tin tài khoản hóa đơn điện tử cho bên thứ 3 nên rất lo ngại các vấn đề bảo mật dữ liệu hoặc phát hành hóa đơn khi chưa có sự cho phép của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp hoàn toàn không cần lo lắng vấn đề này khi sử dụng hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA. Ngay những bước đầu sử dụng, chương trình MISA meInvoice sẽ yêu cầu người dùng thiết lập phân quyền sử dụng hóa đơn điện tử bao gồm quyền quản trị, quyền người dùng, quyền chức năng và quyền mẫu hóa đơn.
Khi phân quyền, các thông tin về người dùng như: họ tên, số điện thoại, email là bắt buộc do đó, khi các tài khoản người dùng phát sinh các thao tác trên phần mềm thì người quản trị dễ dàng theo dõi và kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử của tài khoản này.
Chức năng phân quyền không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát được việc sử dụng hóa đơn điện tử trên phần mềm MISA meInvoice mà còn giúp các người dùng được ủy quyền khác có trách nhiệm hơn đối với các thao tác nghiệp vụ và giúp làm tăng tính minh bạch, chính xác của hóa đơn điện tử.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
2. Hướng dẫn thực hiện chức năng phân quyền sử dụng hóa đơn điện tử
Chức năng phân quyền sử dụng hóa đơn điện tử có thể được thực hiện trên cả 2 phiên bản:
- Thực hiện phân quyền trên phiên bản Desktop (cài đặt trên máy). TẠI ĐÂY
- Thực hiện phân quyền trên phiên bản website (đăng nhập bằng tài khoản) TẠI ĐÂY
Bước 1: Thêm mới người dùng.
Bước 2: Khai báo thông tin người dùng
Trước hết, cần hiểu vai trò của các từng đối tượng người dùng:
- Quản trị: Được thực hiện tất cả chức năng và có quyền với tất cả các mẫu hóa đơn trên phần mềm.
- Người dùng: Không có quyền phân quyền (không nhìn thấy mục Quản lý người dùng), Xác nhận thỏa thuận sử dụng dịch vụ và chỉ có quyền làm việc với các mẫu hóa đơn được phân quyền.
Đối với người dùng, cũng có 2 phân quyền riêng, đó là: phân quyền chức năng và phân quyền mẫu hóa đơn
- Phân quyền chức năng: Người phân quyền có thẻ tích chọn Toàn quyền hoạt động/ Không có quyền hoạt động sau đó tích chọn để bổ sung hoặc loại bỏ hoạt động của chức năng.
- Phân quyền mẫu hóa đơn: Đối với doanh nghiệp có nhiều loại hóa đơn thì người phân quyền cho phép người dùng sử dụng 1 số mẫu hóa đơn nhất định bằng cách tích chọn.
Sau khi được phân quyền, người dùng sẽ nhận được 1 tin nhắn SMS hoặc email thông báo cấp quyền sử dụng MISA meInvoice.
Hi vọng, với những hướng dẫn phân quyền sử dụng hóa đơn điện tử như trên, chủ doanh nghiệp sẽ thấy đây là ưu điểm vượt trội trong quản lý của hóa đơn điện tử so với hóa đơn giấy. Việc phân quyền sử dụng hóa đơn điện tử chính xác, khoa học sẽ giúp doanh nghiệp quả lý hóa đơn hiệu quả ngay cả khi làm việc từ xa.
Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> Làm sao để kế toán vẫn xuất hóa đơn khi làm việc online tại nhà?
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử