Ngày 29/11/2018, Tổng cục Thuế ban hành Công văn 4763/TCT-CS hướng dẫn về hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
1. Quy định về hóa đơn điện tử dành cho Doanh nghiệp mới thành lập
Tổng Cục Thuế nhận được phản ánh vướng mắc của một số Doanh Nghiệp, Cục Thuế về việc áp dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP đối với trường hợp Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020. Về Nội dung này, tiếp theo công văn số 14191/TCT-BTC ngày 15/11/2018 của Bộ Tài Chính, Công văn số 4763/TCT-CS ngày 5/11/2018 của Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định chuyển tiếp như sau:
“Đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01 tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, trường hợp cơ quan thuế thông báo cơ sở kinh doanh thực hiện áp dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này thì cơ sở kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan thuế.
Trường hợp chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà tiếp tục sử dụng hóa đơn theo quy định tại các Nghị định: số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì thực hiện như các cơ sở kinh doanh nêu tại khoản 2 Điều này.”
Theo đó, các cơ sở kinh doanh (CSKD) mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến 31/10/2020 thì việc áp dụng quy định về Hóa đơn điện tử được thực hiện như sau:
Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020, Cơ quan Thuế chưa thông báo cơ sở kinh doanh mới thành lập sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP thì các cơ sở kinh doanh mới thành lập này đăng ký phát hành hóa đơn tự in, hóa đơn đặt in, hóa đơn điện tử hoặc mua hóa đơn của Cơ quan Thuế để sử dụng (nếu thuộc trường hợp mua hóa đơn) và thực hiện các thủ tục hành chính về hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP.
Trường hợp Cơ quan Thuế thông báo cơ sở kinh doanh mới thành lập trong thời gian từ ngày 01/11/2018 đến ngày 31/10/2020 thực hiện áp dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP nhưng cơ sở kinh doanh mới thành lập chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin mà đăng ký phát hành hóa đơn theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì cơ sở kinh doanh mới thành lập này thực hiện gửi dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế theo mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP cùng với việc nộp tờ khai Thuế giá trị gia tăng.
Trong quá trình thực hiện Công văn 4763/TCT-CS có phát sinh vướng mắc, Cục Thuế các tỉnh báo cáo về Tổng cục Thuế để được hướng dẫn xử lý.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
2. Tăng cường áp dụng hóa đơn điện tử trong Doanh nghiệp
- Thứ nhất, Doanh nghiệp cần chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực cũng như nắm rõ cách thức thực hiện loại hóa đơn, thông tin về cách xử lý những tình huống phát sinh đối với hóa đơn điện tử. Với lợi ích lớn mà Hóa đơn điện tử đem lại, Doanh nghiệp cần triển khai thực hiện sớm loại hình dịch vụ hóa đơn điện tử.
- Thứ hai, thực tế việc các Doanh nghiệp muốn triển khai thuận lợi hóa đơn điện tử thường thông qua các đơn vị cung cấp hóa đơn điện tử. Doanh nghiệp mới thành lập để hòa nhập vào thị trường nhanh chóng, bắt kịp xu hướng với đối thủ cạnh tranh, cần tập trung vào thế mạnh của Doanh nghiệp để phát triển. Việc sử dụng Hóa đơn điện tử là tất yếu nhưng hiếm có một Doanh nghiệp nào đủ sức làm phần mềm cho riêng mình vì chi phí quá tốn kém.
>> Có thể sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy không?
Đáp ứng nhu cầu thị trường và các tiêu chí đặt ra về Hóa đơn cho Doanh nghiệp, Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của Công ty Cổ Phần MISA là lựa chọn tốt nhất dành cho Doanh nghiệp khi sử dụng Hóa đơn điện tử.
Những tính năng sẽ tăng hiệu suất công việc của các công ty trong việc xuất, nhập hóa đơn, tránh thất thoát. Đây cũng là Phần mềm Hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế khuyến khích Doanh nghiệp sử dụng.
- Thứ ba, đối với các Doanh nghiệp, để có thể sử dụng tốt công nghệ về hóa đơn điện tử, Doanh nghiệp cần chuẩn bị cho kế toán những hiểu biết về hóa đơn điện tử, có phần mềm hóa đơn điện tử, có đường truyền công nghệ thông tin, thiết kế, lựa chọn hóa đơn điện tử phù hợp, đăng ký nhà tư vấn….
Chủ Doanh nghiệp cũng cần trang bị kiến thức về công nghệ thông tin và thường xuyên kiểm tra tình hình phát hành hóa đơn để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra. Phần mềm hóa đơn điện tử của MISA đáp ứng các yêu cầu trên.
Việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cầu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch. Chuyển đổi Hóa đơn giấy sang Hóa đơn điện tử càng sớm, Công tác kinh doanh của Doanh nghiệp càng hiệu quả, chi phí và ngân sách cắt giảm tối đa.
Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> Dùng thử hóa đơn điện tử MISA meInvoice