B2B là Khái niệm tồn tại từ khá lâu trước đây và được khá nhiều doanh nghiệp ưa chuộng bởi việc giao dịch và hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau thường mang lại lợi ích đa dạng và hiệu quả nhanh hơn.
Song hành với sự phát triển mô hình Kinh doanh B2B, đặt ra bài toán về việc cắt giảm thời gian, chi phí, đẩy nhanh quá trình tạo hóa đơn và thanh toán. Giống như các lĩnh vực kinh doanh khác. Hóa đơn điện tử đã và đang là lựa chọn hoàn hảo nhất dành cho Doanh nghiệp.
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> Lộ trình bắt buộc sử dụng Hóa đơn điện tử theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP
1. Mô hình kinh Doanh B2B là gì?
Mô hình kinh doanh B2B (từ viết tắt của cụm từ Business to Business) dùng để chỉ hình thức kinh doanh, buôn bán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, thông thường là mô hình kinh doanh thương mại điện tử và các giao dịch diễn ra chủ yếu trên các kênh thương mại điện tử hoặc sàn giao dịch điện tử, một số giao dịch phức tạp hơn cũng có thể diễn ra bên ngoài thực tế, từ lập hợp đồng, báo giá cho đến mua bán sản phẩm.
Khi các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng website thương mại làm phương thức giao tiếp chính thì mô hình này ngày càng nở rộ hơn. Theo thống kê trong hai năm gần đây, tỷ lệ website hướng đến người tiêu dùng làm chủ đạo không tăng nhiều, trong đó tỷ lệ website hướng tới các đối tác là tổ chức hoặc doanh nghiệp tăng từ 76,4% đến 84,8% và vẫn còn dấu hiệu tiếp tục tăng.
2. Hóa đơn điện tử là trợ thủ đắc lực cho Doanh nghiệp B2B
Mô hình kinh doanh B2B chủ yếu diễn ra trên nền tảng Website, sử dụng hình thức cung cấp hóa đơn giấy truyền thống hay gửi thủ công qua email cho khách hàng sẽ vô cùng phiền phức và bất tiện, thậm chí không thể thực hiện được nếu như số lượng giao dịch quá lớn.
Tất cả những vấn đề đó đều được giải quyết bằng Hóa đơn điện tử:
Với hóa đơn giấy, Doanh nghiệp B2B phải tạo hóa đơn, gửi đi, chờ đợi khách hàng phản hồi và tiến hành thanh toán, cuối cùng là lưu trữ thông tin hóa đơn. Có thể dễ dàng nhận ra rằng việc áp dụng quy trình trên thường dẫn đến tình trạng khách hàng chậm thanh toán, hệ quả lâu dài là dòng tiền âm, giới hạn khả năng đầu tư và giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
– Dễ dàng kết nối với các phần mềm: Kế toán, bán hàng, quản trị có sẵn:
Doanh nghiệp B2B dọc có thể chủ động tích hợp sâu hóa đơn điện tử với hệ thống CRM để tự động gửi email hóa đơn cho khách hàng, tự động gửi thông báo nhắc nhở thanh toán định kỳ hay thậm chí cung cấp tùy chọn thanh toán ngay lập tức với nhiều hình thức khác nhau .
Doanh nghiệp có thể giảm thiểu khả năng đơn hàng bị hủy và đảm bảo tiến độ thanh toán của khách hàng diễn ra nhanh hơn (hoặc ngay lập tức).
– Tăng hiệu suất hoạt động và giảm chi phí cho Doanh nghiệp B2B:
Hệ thống hóa đơn giấy thông thường, bộ phận kế toán doanh nghiệp sẽ phải tạo hóa đơn thủ công, gửi cho khách hàng. Không chỉ vậy, việc nhập dữ liệu sau hạch toán và lưu trữ thông tin hóa đơn sẽ phải thực hiện bằng tay và hoàn toàn phụ thuộc vào thời điểm thanh toán của khách hàng.
Bên cạnh đó, hóa đơn điện tử còn giảm thiểu chi phí in ấn, lưu trữ, vận chuyển hóa đơn để đầu tư vào mục đích khác.
– Tăng tính an toàn, bảo mật Hóa đơn:
Với hóa đơn quan trọng, việc lưu trữ và quản lý hóa đơn an toàn là yếu tố cần thiết.
– Nâng cao trải nghiệm, sự hài lòng của công ty đối tác
Việc giảm thiểu công đoạn xuất hóa đơn giúp các doanh nghiệp mua hàng tiến hành thanh toán và nhận hàng nhanh hơn, dễ dàng hơn, đồng thời có nhiều lựa chọn linh hoạt thanh toán ngay trên trang web thương mại của doanh nghiệp hoặc trang thương mại điện tử.
Việc tra cứu thông tin hóa đơn và tình trạng thanh toán đều có thể thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng, xây dựng sự tin tưởng trong mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau.
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
3. Doanh nghiệp B2B nên chọn phần mềm hóa đơn điện tử nào?
MISA là đơn vị đầu tiên và duy nhất đã ứng dụng thành công Blockchain vào phần mềm hóa đơn điện tử – MISA meInvoice giúp gia tăng sự an toàn, minh bạch và chính xác của hóa đơn. Giải pháp hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA đã nhận được sự đánh giá rất cao từ lãnh đạo Bộ tài chính, Tổng Cục thuế, Bộ Thông tin và Truyền thông.
meInvoice.vn – Giải pháp hóa đơn điện tử DUY NHẤT đạt Giải thưởng SAO KHUÊ hạng mục ứng dụng 4.0
Công nghệ Blockchain trên MISA meInvoice được hiểu như một cuốn sổ cái, ghi nhận toàn bộ trạng thái và cập nhật đầy đủ thông tin về hóa đơn cho các bên tham gia đều có thể kiểm tra và xác thực thông tin.
Với số lượng Hóa đơn phát hành lớn hàng tháng, Ngoài vấn đề tốn kém chi phí và thời gian, Doanh nghiệp lo sợ về vấn đề rủi ro mất, hư hỏng hóa đơn, bị giả mạo hóa đơn và lưu trữ hóa đơn không an toàn. Để giải quyết tất cả các vấn đề trên, hóa đơn điện tử MISA meInvoice là giải pháp tối ưu, giúp đơn giản hóa hoạt động gửi/nhận và quản lý hóa đơn.
Trong quy trình phát hành hóa đơn điện tử Công nghệ Blockchain áp dụng vào phân đoạn sau:
- Khi hệ thống nhận yêu cầu phát hành hóa đơn
- Khi thực hiện phát hành hóa đơn
- Khi người dùng thực hiện xóa bỏ hóa đơn
- Khi người mua hàng nhận được hóa đơn
Các trường hợp này trong quy trình quản lý phát hành hóa đơn điện tử sẽ ghi vào Blockchain. Giúp Hóa đơn của Doanh nghiệp được an toàn, bảo mật, minh bạch và chính xác nhất.
Thành tựu nổi bật trong việc ứng dụng Blockchain đã khẳng định vị thế tiên phong của MISA trong việc ứng dụng các công nghệ hiện đại của cuộc CMCN 4.0 vào sản phẩm của mình để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.