Home Kiến thức Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra...

Tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường

1660

Khi sử dụng hóa đơn giấy, Doanh nghiệp sẽ xuất trình hóa đơn để phục vụ công tác kiểm tra của cơ quan chức năng khi lưu thông hàng hóa trên thị trường. Nhưng khi chuyển sang Hóa đơn điện tử, vấn đề kiểm tra lưu thông trên thị trường sẽ giải quyết ra sao?

Nghị định 119/2018/NĐ-CP được ban hành đã đánh dấu thêm 1 bước tiến trong lộ trình chuyển dịch sử dụng hóa đơn giấy sang Hóa đơn điện tử của Chính phủ. Nghị định quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ trong đó có hướng dẫn giải quyết việc sử dụng Hóa đơn điện tử khi lưu thông.

>> Hướng dẫn cách tra cứu Hóa đơn điện tử GTGT hợp pháp? Hóa đơn điện tử thật hay giả?
>> Cách tra cứu Hóa đơn điện tử nhanh chóng và chính xác

1. Truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử

Tra cứu thông tin Hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường

Khoản 1 Điều 29 Nghị định 119/2018/NĐ-CP có nêu rõ:

Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy.

Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.

=> Như vậy, Hóa đơn điện tử hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu khi lưu thông hàng hóa. Việc tra cứu trực tuyến như vậy giúp Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền dễ dàng kiểm tra ngay trên trang của Tổng Cục Thuế. Doanh nghiệp không cần mang theo hóa đơn giấy như trước đây.

Với việc sử dụng Hóa đơn giấy như trước đây, tỉ lệ Doanh nghiệp bị mất, hư hỏng, rách hóa đơn là rất cao. Hóa đơn giấy sẽ không lưu trữ được lâu, tốn kém chi phí cho Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp đăng ký nhận mail tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI nhất về hóa đơn điện tử tại:
tài liệu hóa đơn điện tử

2. Xử lý trường hợp không tra cứu được hóa đơn điện tử

Khoản 2 Điều 29 Nghị định 119/2018/NĐ-CP có xử lý trường hợp không tra cứu được Hóa đơn điện tử.

2.1. Xuất trình chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử

Sử dụng Hóa đơn điện tử khi lưu thông

Trường hợp người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy (bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ hóa đơn điện tử thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra hàng hóa.

Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra để xử lý theo quy định;

Lưu ý:

Theo Điều 12 Thông tư 32/2011/TT-BTC thì Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần.

  • Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc;

b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;

c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.

  • Giá trị pháp lý của các hoá đơn điện tử chuyển đổi

Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử.

  • Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi

Ký hiệu riêng trên hoá đơn chuyển đổi từ hoá đơn điện tử sang hoá đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hoá đơn chuyển đổi và hoá đơn điện tử gốc – hóa đơn nguồn (ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.

meInvoice.vn - Phần mềm hóa đơn điện tử hàng đầu Việt Nam

2.2. Truy cập Cổng thông tin của Tổng cục Thuế để kiểm tra

Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

3. Phần mềm hóa đơn điện tử dễ sử dụng, an toàn và tiết kiệm

Được phát triển bởi MISA – thương hiệu có 25 năm kinh nghiệm triển khai các phần mềm quản lý tài chính, kê khai thuế cho hơn 200,000 tổ chức, MISA meInvoice là giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ứng dụng công nghệ Blockchain của cuộc CMCN 4.0 giúp gia tăng độ an toàn, bảo mật và minh bạch của hóa đơn.

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn - Tổng cục Thuế

Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn Tổng Cục thuế đánh giá cao phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA

Sử dụng Hóa đơn điện tử MISA meInvoice giúp Doanh nghiệp tiết kiệm 90% chi phí và thời gian cho mỗi hóa đơn. DN không cần chờ đợi nhận được hóa đơn theo đường bưu điện như cách làm truyền thống. Chỉ trong vài cú nhấp chuột, người mua hàng sẽ nhận được hóa đơn dù đang ở bất cứ nơi nào nếu có internet.

Với độ ngũ chuyên viên tư vấn đông đảo, nắm rõ chuyên môn nghiệp vụ về Hóa đơn và luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 24/7. Khách hàng yên tâm lựa chọn phần mềm Hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA – Đơn vị cung cấp phần mềm Hóa đơn điện tử tốt nhất.