Xuất hóa đơn khi bán hàng là nguyên tắc cơ quan trong hầu hết các giao dịch kinh doanh. Tuy nhiên, trong 1 số trường hợp, kế toán không cần xuất hóa đơn bán hàng. Bài viết dưới đây sẽ giúp kế toán nắm bắt nhanh các trường hợp này:
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> 4 Lưu ý kế toán cần biết trước thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
Bán hàng dưới 200 ngàn đồng có phải xuất hóa đơn?
Đối với hóa đơn giấy trươc đây, điều 18 Thông tư 39/2014/TT-BTC có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2014 quy định:
“Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Tuy nhiên người bán sẽ phải lập “Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ”.
Tuy nhiên, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử nêu rõ: tất cả các giao dịch đều phải lập hóa đơn.
Theo đó, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại khoản 6 Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Quy định này sẽ chính thức được áp dụng từ 1/11/2020, sau khi các văn bản quy định cũ về hóa đơn điện tử hết hiệu lực.
Như vậy, từ nay cho đến 31/10/2020 Kế toán không cần xuất hóa đơn khi bán hàng dưới 200.000 đồng.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
06 Trường hợp xuất hàng hóa, dịch vụ không cần lập hóa đơn bán hàng
Khi xuất hàng hóa và dịch vụ, có một số những trường hợp dưới đây không xuất hóa đơn bán hàng như sau:
- Đối với những mặt hàng tiêu dùng trong nội bộ doanh nghiệp
- Khi doanh nghiệp xuất hàng hóa dưới những hình thức như là cho vay, cho mượn hoặc là hoàn trả hàng hóa
- Xuất hàng hóa với mục đích là vận chuyển hàng hóa đó đến địa điểm cửa khẩu. Hoặc là vận chuyển đến nơi làm thủ tục xuất khẩu. Trong trường hợp này thì đã sử dụng phiếu xuất kho hoặc là kiêm vận chuyển nội bộ trong doanh nghiệp.
- Xuất hàng hóa để vận chuyển đến những chí nhánh nhỏ của công ty. Phục vụ cho việc buôn bán trong toàn hệ thống doanh nghiệp. Bên cạnh đó thì việc xuất hàng để vận chuyển, trao đổi giữa các cơ sở bán hàng với nhau.
- Xuất hàng hóa đến cho những cơ sở làm công tác viên. Những địa điểm nhận bán hàng đúng giá của doanh nghiệp. Trong quá trình xuất thì có thể sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Khi xuất hàng hóa để bán lưu động và có sử dụng phiếu xuất kho
Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
Một số hoạt động mua bán khác không cần lập hóa đơn
Ngoài các trường hợp xuất hàng hóa, dịch vụ ở trên thì pháp luật cũng quy định một số hoạt động mua bán khác không cần lập hóa đơn như:
- Tất cả những hoạt động mua bán, ngoại tệ được diễn ra, phát sinh ở nước ngoài. Khi những hoạt động này diễn ra, bạn không cần phải lập hóa đơn mà thay vào đo là bạn sẽ Bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết doanh số chi tiết từng loại ngoại tệ của mặt hàng mà bạn đã bán ra. Còn đối với những hoạt động mua bán ngoại tệ nhưng diễn ra trong nước thì kế toán viên vẫn tiến hành lập hóa đơn bình thường.
- Đối với những trường hợp mua bán vàng bạc, kim cương cho khách hàng sử dụng mà không phải là kinh doanh. Trường hợp này nếu như không có hóa đơn thì kế toán viên sẽ lập bảng kê hóa đơn mua vào
- Đối với những loại tài sản được chuyển giao giữa các đơn vị hay là thành viên hạch toán. Trong trường hợp phụ thuộc trong tổ chức hoặc là cá nhân; Trong trường hợp mà tài sản được điều chuyển nếu chưa đươc chia, tách, hay là hợp nhất, tiến hành sáp nhậ. Trong trường hợp này thì tổ chức hay là cá nhân có tài sản điều chuyển cần phải có lệnh điều chuyển tài sản.
Những trường hợp xuất hàng hóa, dịch vụ và mua bán kể trên đều không cần phải lập hóa đơn bán hàng. Kế toán viên cần phải lưu ý những trường hợp này để tránh lãng phí hóa đơn cũng như thời gian để lập hóa đơn.
MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử an toàn nhất, dễ sử dụng nhất và được đông đảo Doanh nghiệp sử dụng. Đồng hành cùng CQT, MISA hỗ trợ:
- Đổi hóa đơn giấy lấy hóa đơn điện tử
- Miễn 5 loại phí lên đến 5 TRIỆU:
- Miễn 100% phí thuê bao hàng năm
- Miễn 100% phí thiết kế mẫu hóa đơn cơ bản
- MIỄN 100% phí tích hợp với các phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị khác nhau
- MIỄN 100% phí tư vấn thủ tục đăng ký sử dụng HĐĐT với Cơ quan Thuế
- MIỄN 100% phí lưu trữ, tra cứu hóa đơn 10 năm
Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> Dùng thử hóa đơn điện tử MISA meInvoice