Hóa đơn điện tử Hưng Yên – Nghị định 119/2018/NĐ-CP và Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về hóa đơn điện tử: Doanh nghiệp phải chuyển đổi sang hóa đơn điện tử từ ngày 01/11/2020, bao gồm Doanh nghiệp tại Hưng Yên.
Để Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nắm rõ quy định, nghiệp vụ và cách thức chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, MISA giải đáp và tổng hợp toàn bộ liên quan đến hóa đơn điện tử trên địa bàn tại bài viết dưới đây.
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Chuyển đổi hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử, doanh nghiệp được gì và cần phải chuẩn bị gì?
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
1. Hướng dẫn khởi tạo hóa đơn điện tử tại Hưng Yên
Tại Công văn 3357/CT-TTHT, Cục Thuế Hưng Yên phản hồi về điều kiện để Doanh nghiệp, tổ chức,… khởi tạo hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh như sau:
a) Là tổ chức kinh tế có đủ điều kiện và đang thực hiện giao dịch điện tử trong khai thuế với cơ quan thuế; hoặc là tổ chức kinh tế có sử dụng giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
b) Có địa điểm, các đường truyền tải thông tin, mạng thông tin, thiết bị truyền tin đáp ứng yêu cầu khai thác, kiểm soát, xử lý, sử dụng, bảo quản và lưu trữ hoá đơn điện tử;
c) Có đội ngũ người thực thi đủ trình độ, khả năng tương xứng với yêu cầu để thực hiện việc khởi tạo, lập, sử dụng hoá đơn điện tử theo quy định;
d) Có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
đ) Có phần mềm bán hàng hoá, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hoá đơn điện tử bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hoá đơn.
e) Có các quy trình sao lưu dữ liệu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ dữ liệu đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về chất lượng lưu trữ bao gồm:
- Hệ thống lưu trữ dữ liệu phải đáp ứng hoặc được chứng minh là tương thích với các chuẩn mực về hệ thống lưu trữ dữ liệu
- Có quy trình sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống gặp sự cố: đảm bảo sao lưu dữ liệu của hóa đơn điện tử ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu.
Theo đó, Cục Thuế Hưng Yên nhấn mạnh về việc Doanh nghiệp khi khởi tạo hóa đơn điện tử phải đáp ứng đầy đủ điều kiện là có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ kết nối với phần mềm kế toán, đảm bảo dữ liệu của hóa đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tự động chuyển vào phần mềm (hoặc cơ sở dữ liệu) kế toán tại thời điểm lập hóa đơn theo quy định.
Như vậy, Doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp hóa đơn điện tử có kinh nghiệm lâu năm về lĩnh vực tài chính kế toán, hóa đơn điện tử và có khả năng kết nối, đồng bộ dữ liệu tại phần mềm bán hàng, kế toán với hóa đơn điện tử.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
2. Hướng dẫn đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử tại Hưng Yên
Việc lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến tính hiệu quả của việc áp dụng hóa đơn điện tử vào doanh nghiệp. Để lựa chọn được nhà cung cấp hóa đơn điện tử phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và uy tín trên thị trường, doanh nghiệp tham khảo các tiêu chí TẠI ĐÂY nhé!
Trên đây là 6 bước hay 6 thủ tục để Doanh nghiệp trên địa bàn Hưng Yên đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có nhà cung cấp MISA – Đơn vị uy tín 25 năm kinh nghiệm chuyên phát triển phần mềm trong lĩnh vực tài chính kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai Thuế (T-VAN),… hỗ trợ Doanh nghiệp thủ tục đăng ký hóa đơn điện tử với Cục Thuế Hưng Yên nhanh chóng và hướng dẫn sử dụng cụ thể.
Doanh nghiệp chỉ cần đăng ký chọn mua gói hóa đơn phù hợp với nhu cầu Doanh nghiệp (tức là thực hiện bước 1 chọn nhà cung cấp MISA) thì 5 bước thủ tục còn lại sẽ được MISA hỗ trợ để DN sử dụng hóa đơn điện tử nhanh chóng nhất.
Doanh nghiệp dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
3. Cục Thuế Hưng Yên phản hồi: Không được lập hóa đơn điện tử kèm bảng kê hàng hóa
Khác với hóa đơn giấy, nhiều Doanh nghiệp trên địa bàn vẫn thắc mắc về việc đính kèm bảng kê hàng hóa cho khách hàng khi lập hóa đơn điện tử. Phản hồi vấn đề này, tại công văn 3025/CT-VP Cục Thuế Hưng Yên có ý kiến như sau:
- Tại khoản 1,2 Điều 19 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định 04/2014/NĐ-CP về việc lập hóa đơn khi danh mục hàng hóa, dịch vụ nhiều hơn số dòng của một hóa đơn
- Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư 32/2011/TT-BTC hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn điện tử hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định
- Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 32/2011/TT-BTC
Như vậy, khi bán hàng hóa dịch vụ Doanh nghiệp xuất hóa đơn điện tử cho khách hàng thì Doanh nghiệp phải lập đầy đủ danh mục hàng hóa dịch vụ bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng và tham chiếu dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 và khoản 2 Điều 11 Thông tư 32/2011/TT-BTC. Doanh nghiệp không được lập hóa đơn điện tử kèm bảng kê hàng hóa cho khách hàng.
Trường hợp nếu số lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra nhiều hơn số dòng của một trang hóa đơn điện tử thì Doanh nghiệp thực hiện tương tự trường hợp sử dụng hóa đơn tự in nhiều hơn một trang, cụ thể:
DN sử dụng HĐĐT nhiều hơn một trang nếu trên phần đầu trang của hóa đơn có hiển thị: cùng số hóa đơn như trang đầu (do hệ thống máy tính cấp tự động); cùng tên, địa chỉ, MST người mua, người bán như trang đầu; cùng mẫu và ký hiệu hóa đơn như trang đầu, kèm theo ghi chú bằng Tiếng Việt không dấu “tiep theo trang truoc – Trang X/Y” (Trong đó, X là số thứ tự trang, Y là tổng số trang của hóa đơn đó). Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và chính xác đối với việc sử dụng hóa đơn điện tử nhiều hơn một trang như trên.
4. Ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử phải trùng nhau
- Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 119/2018/NĐ-CP về thời điểm lập hóa đơn điện tử
- Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử hợp pháp, hóa đơn điện tử không hợp pháp
- Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 32/2019/TT-BTC hướng dẫn về nội dung hóa đơn điện tử
- Căn cứ điểm e, Khoản 1 Điều 3 Thông tư 68/2019/TT-BTC quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử
Căn cứ các quy định nêu trên, tại Công văn 2415/CT – VP Cục Thuế Hưng Yên phản hồi Doanh nghiệp trên địa bàn về ngày lập và ngày ký hóa đơn điện tử như sau: Trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn điện tử theo thời điểm người bán ký số, ký điện tử trên hóa đơn được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm và phù hợp với hướng dẫn tại điều 4 Thông tư 68/2019/TT-BTC.
Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!
>> Doanh nghiệp dùng hết hóa đơn giấy trước 1/11/2020 liệu có được đặt in?
>> 4 Lưu ý kế toán cần biết trước thời hạn bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử
>> Nhà cung cấp hóa đơn điện tử MISA đứng số 1 tại TP. Hà Nội về số lượng Doanh nghiệp sử dụng
5. Nhà cung cấp hóa đơn điện tử MISA đứng số 1 tại Hưng yên về số lượng DN sử dụng
MISA là nhà cung cấp hóa đơn điện tử TOP đầu vinh dự được các Cục Thuế: TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, … kiểm định và lựa chọn đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ hóa đơn theo đúng Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Thông tư 39/2014/TT-BTC… và sẵn sàng đáp ứng Thông tư 68/2019/TT-BTC. Đây cũng là nhà cung cấp hóa đơn điện tử được đông đảo Doanh nghiệp sử dụng nhất hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng vụ quản lý thuế doanh nghiệp lớn Tổng Cục thuế đánh giá cao phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
Hóa đơn điện tử MISA meInvoice giúp hàng nghìn DN tại Hưng yên tiết kiệm 90-98% chi phí, thời gian để sử dụng hóa đơn: in ấn, chuyển phát nhanh, lưu kho,…. Có thể kể đến các DN như: Công ty Phương Bắc, lương thực Hưng Yên, vận tải Chính Thành, MING SHIN, Hùng Nguyên, Xăng dầu Hưng Yên, Bệnh viện chuyên khoa mắt ALINA,…
- Lập hóa đơn và ký số điện tử phát hành hóa đơn mọi lúc mọi nơi qua mobile, website, desktop
- Người mua tức thời nhận được hóa đơn, rút ngắn thời gian thu nợ
- Kết nối miễn phí hơn 50 phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị phổ biến giúp tiết kiệm hơn 80% thời gian nhập liệu
- Lưu trữ dễ dàng, bảo mật và không giới hạn dung lượng trên hệ thống MISA
- Quản lý hạn nợ, tình hình sử dụng hóa đơn & tra cứu đơn giản trên mọi thiết bị di động
- …
Với 25 năm kinh nghiệm chuyên phát triển phần mềm trong lĩnh vực tài chính kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai Thuế điện tử (T-VAN),… cho hơn 250,000 Doanh nghiệp và hàng triệu cá nhân kinh doanh; MISA cam kết hỗ trợ tốt nhất cho Doanh nghiệp trong quá trình triển khai và áp dụng hóa đơn điện tử.
Đồng hành cùng Cục Thuế Hưng Yên, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:
>> 4 Tính năng ưu việt của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
>> Tổng quan các tính năng của phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice
>> Doanh nghiệp được sử dụng song song hóa đơn điện tử và hóa đơn giấy đến bao giờ?