Home Kiến thức So sánh điểm khác nhau giữa Thông tư 68/2019/NĐ-CP với các văn...

So sánh điểm khác nhau giữa Thông tư 68/2019/NĐ-CP với các văn bản cũ về quy định hóa đơn điện tử

16272

Hiện nay, đa phần doanh nghiệp thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử  không có mã của cơ quan thuế và đang rất quan tâm tới những điểm mới của Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn điện tử vừa được Bộ Tài Chính ban hành. Bài viết dưới đây sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh những quy định mới về hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế tại Thông tư 68 so với các văn bản vẫn còn hiệu lực.

>> Quy định hóa đơn điện tử mới nhất theo thông tư 78/2021
>> 5 Thay đổi về quy định hóa đơn điện tử sẽ có hiệu lực từ 1/11/2020
>> Những điểm mới trên mẫu hóa đơn điện tử theo Thông tư 68/2019/TT-BTC

1. Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử

Quy định cũ Quy định mới
Nộp Hồ sơ đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử gồm:
– Mẫu hóa đơn
– Quyết định áp dụng hóa đơn điện tử
– Thông báo phát hành hóa đơn điện tử
Chỉ cần nộp Tờ khai Đăng ký/Thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu số 01 ban hành theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để đăng ký sử dụng HĐĐT với cơ quan thuế.
Sau 02 ngày (kể từ ngày nộp hồ sơ), nếu cơ quan thuế không có ý kiến thì Doanh nghiệp có thể bắt đầu phát hành hóa đơn Sau 01 ngày làm việc (kể từ ngày nộp hồ sơ)Cơ quan thuế sẽ gửi Thông báo Về việc chấp nhận/không chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử cho đơn vị qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

2. Khởi tạo mẫu hóa đơn

Quy định cũ Quy định mới
Mẫu số thường bao gồm 11 ký tự

VD: 01GTKT0/001

Ký hiệu mẫu số hóa đơn chỉ gồm một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4 để phản ánh loại hóa đơn.
Ký hiệu hóa đơn bao gồm 06 ký tự:
– 2 ký tự đầu để phân biệt các ký hiệu mẫu hóa đơn
– Ký tự thứ 3 là dấu “/”.
– 2 ký tự tiếp theo thể hiện năm tạo hoá đơn
– 1 ký tự cuối thể hiện hình thức hoá đơn (Hình thức hóa đơn điện tử được ký hiệu là E)VD: AB/19E
Thay đổi Ký hiệu hóa đơn (Điểm a.2, khoản 1, Điều 3, TT 68)
Ký tự thứ 1: để phân biệt các loại hóa đơn. Trong đó: 1 là Hóa đơn GTGT; 2 là Hóa đơn BH ; là Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển điện tử; 4 là hóa đơn khác hoặc các chứng từ điện tử có tên gọi khác.
– Ký tự thứ 2 là C: hóa đơn điện tử loại có mã của cơ quan thuế hoặc K: loại không có mã của cơ quan thuế.
– Ký tự thứ 3 và 4: năm lập hóa đơn điện tử được xác định theo 2 chữ số cuối của năm dương lịch.
– Ký tự thứ 5: Thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng với các ký tự: T;D; L;M.
– Ký tự thứ 6 và 7: do người bán tự xác định căn cứ theo nhu cầu quản lý, trường hợp không có nhu cầu quản lý thì để là YY.Ví dụ: 1K21TAA

Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

Dùng thử hóa đơn điện tử

3. Đánh số hóa đơn điện tử

Quy định cũ Quy định mới
 

– Số hóa đơn gồm 7 chữ số từ (0000001 – 9999999)

– Số hóa đơn gồm tối đa 8 chữ số từ 1 – 99999999

4. Xử lý sai sót/điều chỉnh hóa đơn điện tử

Quy định cũ Quy định mới
  • Trường hợp phát hiện sai sót khi đã lập HĐĐT và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc HĐĐT đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì:

– Hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Trong đó, thời hạn hiệu lực do các bên tham gia tự thoả thuận.
– Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử sai sót và gửi cho người mua.

  • Trường hợp phát hiện sai sót khi hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế thì:

– Lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót.
– Người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót.
– Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành.

  • Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai sót thì:

– Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn.
– Người bán gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử (để giải trình về thông tin sai sót) tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP (Áp dụng với trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế)

  • Trường hợp sai sót về mã số thuế, số tiền, thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng thì:

– Người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót.
– Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và gửi cho người mua.
– Người bán gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP và gửi dữ liệu hóa đơn điện tử mới theo phương thức và thời gian nêu tại mục 5 bên dưới (Áp dụng với trường hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế)

Không có quy định Nếu cơ quan thuế Nhận dữ liệu hóa đơn điện tử và phát có sai sót thì cơ quan thuế gửi Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát cho người bán theo Mẫu số 05 (ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP) để người bán kiểm tra sai sót =>Trong thời gian 02 ngày kể từ ngày nhận được thông báo:
– Người bán gửi Thông báo hủy hóa đơn điện tử tới cơ quan thuế theo Mẫu số 04 ban hành theo Nghị định số 119/2018/NĐ-CP về việc hủy hóa đơn (nếu có).
– Nếu người bán thông báo hủy hóa đơn điện tử đã lập thì người bán lập hóa đơn điện tử mới để gửi người mua và gửi lại dữ liệu hóa đơn đến cơ quan thuế.
– Nếu người bán không thông báo với cơ quan thuế thì cơ quan thuế tiếp tục thông báo cho người bán về sai sót của hóa đơn đã lập để người bán thực hiện điều chỉnh hoặc hủy hóa đơn.

Khi Thay đổi/điều chỉnh thông tin đã đăng ký sử dụng HĐĐT:

Lập Tờ khai Đăng ký/Thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử theo mẫu số 01 ban hành theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP

 

Lập Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn theo mẫu TB04/AC ban hành theo thông tư39/2014/TT-BTC Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế

5. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế

Quy định cũ Quy định mới
Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp HĐĐT   phải gửi Báo cáo về việc truyền hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế(theo mẫu số 3, ban hành kèm thông tư 32/2011/TT-BTC). Thực hiện theo 1 trong 2 phương thức:
1. Gửi Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo phụ lục II ban hành theo thông tư 68/2019/TT-BTC để gửi cơ quan thuế cùng với thời gian gửi Tờ khai thuế giá trị gia tăng => Áp dụng với một số lĩnh vực như: Bưu chính viễn thông; Bảo hiểm; Tài chính ngân hàng; Vận tải hàng không…(Xem chi tiết tại Khoản 2, Điều 16, Thông tư 68/2019/TT-BTC)
2. Chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn: Sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế => Áp dụng đối tượng không thuộc quy định tại mục 1.

 

Hi vọng các thông tin trên của MISA meInvoice sẽ giúp kế toán dễ dàng tiếp cận và cập nhật những thông tin mới nhất về hóa đơn điện tử tại Thông tư 68/2019/TT-BTC để việc triển khai hóa đơn được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Doanh nghiệp nhận ưu đãi & dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử MISA trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại đây:

Dùng thử hóa đơn điện tử

>> 5 Điểm mới đáng chú ý nhất tại Thông tư 68/2019/TT-BTC
>> 15 Điều Doanh nghiệp cần biết ngay về hóa đơn điện tử
>> Bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử là 1/11/2020 chứ không phải 1/7/2022 như doanh nghiệp lầm tưởng
>> Hướng dẫn thông báo phát hành hóa đơn điện tử lần đầu qua mạng
>> Chính thức ban hành Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 119/2018/NĐ-CP về hóa đơn