Home Kiến thức Từ 1/11/2020, hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy...

Từ 1/11/2020, hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy chỉ được dùng để lưu trữ

64239
Từ 1/11/2020, hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy chỉ được dùng để lưu trữ

Giai đoạn chuyển tiếp từ hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử khiến nhiều kế toán bị nhiễu loạn thông tin và nhầm lẫn giữa khái niệm: hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy và HĐĐTCĐ sang chứng từ giấy.

Bài viết sau đây sẽ làm rõ vướng mắc này để kế toán tránh những sai sót không đáng có trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử.

1. Phân biệt “hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy” và “hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy”

Về cơ bản, 2 loại hóa đơn trên đều được chuyển đổi từ HĐĐT nhưng khác nhau về trường hợp sử dụng, tính pháp lý:

Phạm trù
so sánh
Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy  Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy 
Quy định tại Khoản 1, Điều 12, Thông tư 32/2011/TT-BTC Điều 10, Nghị định 119/2018/NĐ-CP
Nguyên tắc sử dụng Người bán muốn chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hoá hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần.
Người mua, người bán được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế tóan theo quy định của Luật Kế toán.
Để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử
Giá trị pháp lý có giá trị pháp lý tương đương hoá đơn điện tử. Chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119.
Hiệu lực áp dụng Đến 31/10/2020 (Theo Thông tư 68/2019/TT0-BTC) Từ 1/11/2020

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!

tài liệu hóa đơn điện tử

>> HĐĐT chuyển đổi sang giấy có cần đóng dấu treo?
>> Hướng dẫn lưu trữ hóa đơn điện tử khoa học, an toàn cho doanh nghiệp
>> Ngày lập hóa đơn điện tử khác với ngày ký hóa đơn có được xem là hợp lệ?

2.1 Từ 01/11/2020, hóa đơn điện tử chuyển đổi sang chứng từ giấy chỉ được dùng để lưu trữ

Thông tư 68/2019/TT-BTC được Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện một số điều tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về tính hiệu lực của các văn bản pháp luật trước Nghị định 119 như sau:

“1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14 tháng 11 năm 2019.

2. Từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các văn bản của Bộ Tài chính ban hành sau đây vẫn có hiệu lực thi hành:

a) Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 03 năm 2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hoá đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

….

4. Từ ngày 01 tháng 11 năm 2020, các Thông tư, Quyết định của Bộ Tài chính nêu tại Khoản 2 Điều này hết hiệu lực thi hành.”

Như vậy, từ giờ đến 31/10/2020 doanh nghiệp vẫn có thể chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy theo Thông tư 32/2011/TT-BTC. Nhưng kể từ ngày 01/11/2020, doanh nghiệp chỉ được áp dụng quy định chuyển đổi hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP.

Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi và chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử (trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 119)

Về thao tác thực hiện, việc chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy hoặc chứng từ giấy không có gì khác biệt. Tại phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice, kế toán có thể thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử dễ dàng, nhanh chóng theo 2 cách:

  • Chuyển đổi từng hóa đơn điện tử
  • Chuyển đổi hàng loạt hóa đơn điện tử

Kế toán có thể xem hướng dẫn thực hiện chuyển đổi tại đây

Đây là quy định quan trọng khi kế toán doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử trong giai đoạn chuyển tiếp. Việc cập nhật kịp thời các quy định mới sẽ giúp doanh nghiệp chủ động và tránh những sai lầm không đáng có.

ưu đãi hóa đơn điện tử

MISA meInvoice là phần mềm hóa đơn điện tử an toàn nhất, dễ sử dụng nhất hiện nay và được phát triển bởi MISA – Đơn vị 25 năm kinh nghiệm chuyên phát triển phần mềm trong lĩnh vực tài chính kế toán, hóa đơn điện tử, kê khai Thuế (T-VAN),… cho hơn 250,000 Doanh nghiệp và hàng triệu cá nhân kinh doanh.

Hơn 100,000 Doanh nghiệp đang sử dụng như: Karofi Việt Nam, Ausdoor, Gucci Việt Nam, Toyota, Tập đoàn Tân Hoàng Minh,… và Cơ quan Thuế trên khắp cả nước đánh giá cao về chất lượng, hỗ trợ nhiệt tình và tính ưu việt của phần mềm đem lại:

  • Dễ dàng xuất hàng loạt hóa đơn mọi lúc mọi nơi qua mobile, website, desktop
  • Tiết kiệm hơn 80% thời gian nhập liệu nhờ kết nối dễ dàng với hơn 60 phần mềm kế toán, bán hàng, quản trị phổ biến
  • Đáp ứng đầy đủ mẫu hóa đơn điện tử theo nhu cầu quản trị của doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề & đầy đủ thông tin theo quy định của CQT
  • Báo cáo, tra cứu và thanh toán trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng …

Để doanh nghiệp dễ dàng sử dụng, MISA hỗ trợ tối đa chi phí triển khai hóa đơn điện tử. Khách hàng có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice của MISA vui lòng liên hệ Hotline: 090 488 5833 hoặc ĐĂNG KÝ tại:

Dùng thử hóa đơn điện tử

Doanh nghiệp tải tài liệu quy định, thông tin, hướng dẫn,… MỚI NHẤT về hóa đơn điện tử TẠI ĐÂY nhé!