Home Kiến thức 12 mẫu đơn xin việc trong hồ sơ CHUYÊN NGHIỆP nhất

12 mẫu đơn xin việc trong hồ sơ CHUYÊN NGHIỆP nhất

5518
mẫu đơn xin việc trong hồ sơ

Đơn xin việc là công cụ để ứng viên bày tỏ nguyện vọng và sự quan tâm của bản thân với vị trí công việc đang ứng tuyển.

Dưới đây là mẫu đơn xin việc ngắn gọn, súc tích cho từng ngành nghề đảm bảo thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp có thể gây ấn tượng và thuyết phục nhà tuyển dụng bạn có thể tham khảo.

1. Mẫu đơn xin việc ngắn gọn, súc tích

Dưới đây là mẫu đơn xin việc ngắn gọn, súc tích nhất bạn có thể tham khảo và tải về sử dụng TẠI ĐÂY.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: Ban lãnh đạo và phòng nhân sự Công ty ……………………………..

Tôi tên là: …………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay: …………………………………………………………………………………..

Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………

Tôi biết được Quý công ty có nhu cầu tuyển dụng vị trí……………….. Tôi cảm thấy trình độ và kỹ năng của mình phù hợp với vị trí này. Tôi mong muốn được làm việc và cống hiến cho công ty.

Tôi đã tốt nghiệp loại …… tại trường ……………………………………………………………

Bên cạnh đó tôi đã tham gia khóa học…………………………………………….

Ngoài ra, tôi còn sử dụng thành thạo tin học văn phòng, tiếng Anh giao tiếp tốt và biết sử dụng các phần mềm kế toán.

Tôi thực sự mong muốn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của Quý công ty. Tôi rất mong nhận được lịch hẹn phỏng vấn trong một ngày gần nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

…., ngày…. tháng…. năm ….

Người viết đơn

2. Mẫu đơn xin việc chuẩn cho từng ngành nghề

Dưới đây là một số mẫu đơn xin việc chuẩn cho từng ngành nghề được sử dụng phổ biến bạn có thể tham khảo và tải về.

3. Cách viết đơn xin việc trong hồ sơ

Một mẫu đơn xin việc thường có 3 phần gồm: phần thông tin ứng viên, phần kỹ năng, kinh nghiệm, nguyện vọng và phần kết cảm ơn. Dưới đây là hướng dẫn cách viết đơn xin việc từng mục bạn có thể tham khảo:

Phần 1: Mở đầu thông tin của ứng viên

Đây là phần ghi các thông tin cơ bản của ứng viên thông thường sẽ gồm các thông tin sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ
  • Tiêu đề: Đơn xin việc, thư xin việc, đơn ứng tuyển, thư ứng tuyển,..
  • Kính gửi: Ghi tên người nhận hoặc tên công ty. Với tên người nhận thì các bạn nên kèm danh xưng Ông hoặc Bà cho lịch sự.
  • Thông tin ứng viên: Cung cấp chính xác các thông tin cá nhân cơ bản của ứng viên như: Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại, email,…
  • Lý do nộp đơn xin việc vào công ty: Nêu rõ vị trí ứng tuyển, lý do nộp đơn.

Phần 2: Nội dung (Kỹ năng, kinh nghiệm)

Đây là phần bạn có thể làm nổi bất hết những kỹ năng, kinh nghiệm bạn có để có thể đáp ứng được các yêu cầu công việc công ty đưa ra.

  • Trình độ văn hóa: Ghi trình độ văn hóa, học vấn cao nhất của bạn. Ví dụ: Trung Cấp, Cao Đẳng, Đại Học, 12/12,…
  • Trình độ chuyên môn: Ghi rõ những ngành nghề mà bạn đã học và được đào tạo hoặc ngành nghề bạn đã theo đuổi và muốn phát triển tại công ty.
  • Kinh nghiệm làm việc: Ghi rõ những công việc, chức vụ bạn đã thực hiện từ khi ra trường đến hiện tại. Gắn file kết quả công việc bạn thực hiện để tăng khả năng thuyết phục nhà tuyển dụng (nếu có). Lưu ý: Ghi từ công việc gần nhất đến công việc xa nhất và chỉ nên ghi những công việc bạn gắn bó từ 6 tháng trở lên.
  • Thành tựu: Liệt kê các giải thưởng, chứng chỉ, thành tích bạn đã đạt được trong quá trình học tập và làm việc.
  • Các kỹ năng phục vụ cho công việc như: Tin học văn phòng, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý,…

Để tạo sự chú ý cho nhà tuyển dụng bạn cần nhớ một số lưu ý sau:

  • Đối với người đã có kinh nghiệm làm việc: Khi liệt kê bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn cần trình bày đơn giản, ngắn gọn tránh viết lủng củng, dài dòng lặp đi lặp lại.
  • Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc: Có thể nhấn mạnh đến các công việc làm thêm, hoạt động ngoại khóa, điểm mạnh của bản thân hoặc nếu sở hữu một bảng điểm đẹp, hãy khéo léo làm nhà tuyển dụng chú ý đến nó.

Phần 3: Phần kết cảm ơn

Đối với phần này bạn cần nêu được:

  • Nguyện vọng của bạn với vị trí ứng tuyển như: mức lương, chế độ đãi ngộ,…
  • Cuối đơn xin việc bạn nên để lại một lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng

4. Giải đáp một số thắc mắc liên quan đến đơn xin việc

Câu 1: Đơn xin việc có cần công chứng không?

Hiện chưa có văn bản pháp luật nào yêu cầu công chứng đơn xin việc. Thông thường nhà tuyển dụng cũng không yêu cầu phải công chứng loại giấy tờ này.

Tuy nhiên trong bộ hồ sơ xin việc thì bạn có thể phải công chứng một số loại giấy tờ sau nếu nhà tuyển dụng yêu cầu:

  • Sơ yếu lý lịch
  • Bản sao CMND/CCCD
  • Bản sao giấy khai sinh
  • Bản sao bằng tốt nghiệp và các chứng chỉ liên quan

Câu 2: Nên sử dụng đơn xin việc viết tay hay đánh máy?

Việc lựa chọn sử dụng đơn xin việc viết tay hay đánh máy thường phụ thuộc vào yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nếu không có yêu cầu gì bạn có thể tự lựa chọn cách viết phù hợp với mình nhất.

Câu 3: Khai đơn xin việc sai sự thật, có thể bị đuổi việc dù trúng tuyển

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Bộ luật Lao động năm 2019 người lao động cần cung cấp trung thực các thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân ứng viên: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú.
  • Thông tin về trình độ học vấn, trình độ kỹ năng nghề.
  • Thông tin về tình trạng sức khỏe.
  • Các vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà doanh nghiệp yêu cầu

Nếu người lao động cung cấp thông tin không trung thực gây ảnh hưởng đến việc tuyển dụng, công việc của người sử dụng lao động thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm g khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về đơn xin việc cùng những hướng dẫn cách viết đơn xin việc trong hồ sơ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp chi tiết